Tín hiệu giao thông lấy cảm hứng từ côn trùng

Tại sao chúng ta luôn cảm thấy khi không có nhiều phương tiện đi lại, thì tín hiệu dừng lại lâu đến vậy, mà khi có hàng nghìn người tham gia giao thông, thì tín hiệu dừng lại quá ngắn?  

Việc quản lý các luồng xe đi lại là một thách thức lớn đối với nhiều nhà quy hoạch thành phố. Ozan Tonguz, một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực viễn thông đến từ Carnegie Mellon, đã xem xét cách loài kiến và mối định hướng phiên bản tắc nghẽn giao thông của chúng, từ đó tạo ra hệ thống đèn tín hiệu giao thông ảo, một thuật toán cho phép hỗ trợ kiểm soát tình trạng giao thông của con người trên những con phố đông đúc nhộn nhịp hiện nay.

 

 Tín hiệu giao thông lấy cảm hứng từ côn trùng

Ảnh minh họa: Tín hiệu giao thông ảo

 

Thay vì được đặt tại các giao điểm, đèn tín hiệu giao thông “ảo” này được đặt ngay trong mỗi ô tô, trên kính chắn gió xe hơi. Thuật toán này sử dụng thông tin thu thập được từ các thiết bị định vị toàn cầu GPS, các bộ chuyển mạch tầm ngắn và các bộ phận cảm ứng khác để quản lý xem liệu người lái xe có nhìn thấy tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ hay đèn vàng trên kính chắn gió ô tô hay không.

Trong mô hình mô phỏng, thuật toán này quản lý lượng xe hơi lưu thông theo cách tương tự như các loại côn trùng tự quản lý chúng. Trong các đàn kiến hoặc mối, nhóm đông thường được ưu tiên đi trước.

Theo Tonguz, trong email gửi đến DNews giải thích rằng "Trong các hệ thống sinh vật tự quản này, mỗi bầy đàn có thể thực hiện tất cả các chức năng sống mà nó cần (như kiếm ăn, di chuyển, điều chỉnh để thích ứng với điều kiện môi trường và tự bảo vệ khỏi những loài săn mồi khác) thông qua kết hợp với các thành viên khác trong bầy".

Sau khi nhóm đông nhất đi qua thì mới đến lượt nhóm tiếp theo được phép di chuyển.

Qua mô hình mô phỏng này, các nhà khoa học nhận thấy rằng thời gian đi lại được giảm đến 40-60% đối với những người đi lại bằng phương tiện công cộng. Bộ thuật toán mới nhất được thử nghiệm sẽ nghiên cứu áp dụng cho người đi bộ và người đi xe đạp trong giao thông đi lại.

Dự án này đã được tài trợ 2 triệu đô la từ các tổ chức tư nhân và Cơ quan Quản lý an toàn giao thông và đường quốc lộ từ năm 2009. Thử nghiệm trên quy mô lớn được dự kiến sẽ bắt đầu trong năm nay và nếu trở thành hiện thực, bạn sẽ thấy những chú kiến bé nhỏ kia trên vỉa hè đi lại nhờ thời gian đi lại rút ngắn và ít căng thẳng hơn trước đây.

 

Nguồn: Sưu tầm Internet 

Lên đầu