Công tơ điện là gì ?
Công tơ điện (đồng hồ điện) là thiết bị dùng để đo đếm lượng điện năng tiêu thụ của nơi sử dụng điện như hộ dân, công ty, nhà máy sản xuất. Đây là thiết bị để công ty điện lực Việt Nam EVN làm cơ sở tính tiền sử dụng điện hàng tháng cho khách hàng. Đơn vị đo hiệu chuẩn là Kilowat kí hiệu là kWh. Và được xác định vào đúng ngày của mỗi chu kỳ thanh toán.
Hình ảnh: Công tơ điện cơ khí và công tơ điện tử
Công tơ điện được chia ra 2 loại đó là: Công tơ điện cơ khí, công tơ điện điện tử.Trong đó có công tơ điện cơ khí 1 pha 2 dây và công tơ điện cơ khí 3 pha, công tơ điện tử 1 pha và công tơ điện tử 3 pha.
Cấu tạo của công tơ điện cơ khí
Hình ảnh: Cấu tạo của công tơ điện cơ khí
Công tơ điện cơ khí bao gồm các phần chính sau đây:
- Cuộn dây điện áp: được tạo thành từ nhiều cuộn dây, lắp đặt song song với phụ tải. Có phần tiết kiện nhỏ hơn với một số loại công tơ khác.
- Cuộn dây dòng điện: được nối lắp nối tiếp với phụ tải. Có số vòng dây cuộn nầy ít hơn số lượng vòng dây điện áp. Nhưng có tiết diện lớn hơn.
- Nam Châm vĩnh cữu: có nhiệm vụ tạo ra monen xoắn trong trường hợp đĩa nhôm quay trong từ trường của cuộn dây.
- Hộp số cơ khí: có nhiệm vụ hiển thị số vòng quay đĩa nhôm. Được gắn với trục đĩa nhôm. Thông qua đó có thể tính được lượng điện tiêu thụ
Nguyên lý hoạt động của công tơ điện cơ khí
Hình ảnh: Nguyên lý hoạt động của công tơ điện
Khi dòng điện chạy qua trên sẽ là dòng điện phụ tải thì các công tơ điện bắt đầu thực hiện công việc. Tại cuộn vòng dòng điện đi qua sẽ có thể tạo ra một luồng từ thông bên dưới đĩa nhôm được gắn trục rơle liên kết với dãy số hiển thị cơ khí để duy trì hoạt động. Cùng lúc đó thì dòng điện cũng tạo ra hai luồng khác nhau và từ thông sẽ ở trên cuộn áp trong đó sẽ có một luồng từ thông tác động trực tiếp lên phần đĩa nhôm.
Dưới sự tác động 2 luồng từ thông trên nó sẻ tạo ra lực momen làm phần đĩa nhôm quay trong nam châm vĩnh cửu. Vì khi nó quay trong nam châm vĩnh cửu sẻ tạo ra một luồng momen cản có tác dụng làm cân bằng vòng quay từ đó thiết bị cho ra chỉ số điện năng tiêu thụ dựa vào vòng đã quay của địa nhôm. Lúc này nay, phần đĩa nhôm quay sẻ làm trục số nhảy dẫn đến các hiện thị các số trên bề mặt sẽ thay đổi và đó là số điện năng tiêu thụ của phụ tải hoạt động.
Các thông số cơ bản của công tơ điện cơ khí
- 220V: Điện áp lưới điện qua đồng hồ:
- 50Hz: Tần số điện lưới theo quy chuẩn Quốc gia
- 900 vòng/kWh: Số vòng quay tương ứng với 1 kWh. Ngoài ra còn có các cấp khác như: 225 vòng/kWh, 400 vòng/kWh
- 5(20)A: Có 2 số chúng ta cần hiểu. Số 5 là dòng điện định mức qua công tơ. Số 20 là dòng điện chịu quá tải tối đa của công tơ.Dòng điện chạy qua công tơ điện được phép nằm trong phạm vi <20 A. Ngoài phạm vi này thì đồng hồ sẽ hỏng. Có một số cấp khác tham khảo như: 10(40)A, 20(80)A, 40(120)A.
- 27°C: Nhiệt độ làm việc của công tơ điện
Cấp 2: Mang ý nghĩa là cấp chính xác, hay mức sai số cho phép của công tơ điện. Chúng có các cấp như: cấp 0.5 (sai số 0.5% toàn dải đo), cấp 1 (sai số 1% toàn dải đo), cấp 2 (sai số 2% toàn dải đo).
Cách đấu công tơ điện
Cách đấu dây công tơ điện 1 pha
Công tơ điện 1 pha 2 dây có cách đấu dây rất đơn giản, cần tuân thủ theo quy định dây nóng dây nguội của nhà sản xuất để đấu nối.
Hình ảnh: Sơ đồ đấu dây công tơ điện 1 pha
Lưu ý: Dây nóng L vào chân 1 ra chân 2. Dây nguội N vào chân 3 ra chân 4.
Cách đấu dây công tơ điện 3 pha
Công tơ điện 3 pha có 2 cách đấu:
Đấu dây công tơ điện 3 pha trực tiếp
Hình ảnh: Sơ đồ đấu dây công tơ điện 3 pha
Sơ đồ có 8 điểm đánh số thứ tự từ 1-8 ta có thể chia thành 4 nhóm
- Nhóm Pha A: 1 vào 2 ra
- Nhóm Pha B: 3 vào 4 ra
- Nhóm Pha C: 5 vào 6 ra
- Nhóm Trung tính: 7 vào 8 ra
Đấu dây công tơ điện 3 pha gián tiếp
Với công tơ điện 3 pha gián tiếp, có đến 11 điểm nối dây, vì thế, độ phức tạp sẽ cao hơn. Cần đến các CT dòng và phải đấu đúng chiều vào ra của CT dòng.
Hình ảnh: Sơ đồ công tơ điện 3 pha gián tiếp
- Pha A: gồm dây pha A (chân số 2) và dây dòng pha A chân số 1 (K) và chân số 3 (L)
- Pha B: gồm dây pha B (chân số 5) và dây dòng pha B chân số 4 (K) và chân số 6 (L)
- Pha C: gồm dây pha C (chân số 8) và dây dòng pha C chân số 7 (K) và chân số 9 (L)
- Trung tính (N): gồm dây trung tính đấu vào chân số 10 và 11 (đã được nối với nhau)
Cách đọc chỉ số công tơ điện cơ
Ví dụ: Trên mặt đồng hồ đang hiển thị giá trị là: 105397 thì căn cứ vào mô tả trên mặt đồng hồ, chúng ta hiểu được con số màu đỏ mang ý nghĩa thập phân, là số lẻ có giá trị 0.1kWh. Nhảy 10 số thì hàng đơn vị sẽ nhảy lên 1 số. Cứ vậy cho đến giá trị chục ngàn. Vậy chúng ta đọc giá trị này là 10 ngàn 5 trăm 39 chấm 7 kWh.
Con số này sẽ chạy từ 00000 đến 99999. Vậy khi đến giá trị 99999 thì đồng hồ có chạy nữa không? Tất nhiên là nó sẽ chạy tiếp, và tự nó sẽ reset lại giá trị 00000.0 hoặc trước đó bên điện lực sẽ can thiệp vào bộ chuyển số.
Cách đọc chỉ số công tơ điện tử
Các công tơ điện tử, giá trị số điện được hiển thị trên màn hình LCD hoặc LED.
Bạn chỉ cần quan tâm đến giá trị có đuôi đơn vị là kWh là được. Khi đó, giá trị này có cách đọc cũng tương tự như đồng hồ cơ. Với nhân viên điện lực họ sẽ dùng máy bấm điện từ xa mà không cần quan sát giá trị trên đồng hồ điện.
Ngoài ra, trên màn hình này có hiển thị thêm các thông tin như:
- Hiển thị hàng 1: 6 chữ số đầu của số seri công tơ.
- Hàng 2: 6 chữ số sau của số seri công tơ.
- Hàng 3: điện năng tiêu thụ (kWh)
- Hàng 4: điện áp (V)
- Hàng 5: dòng điện (A)